Vấn đề đổi mới giáo dục trong nhiều năm qua đã tốn nhiều giấy mực, từ đổi mới sách giáo khoa, đổi mới hình thức đánh giá học sinh, đổi mới phương thức tuyển sinh đại học,… Có thể thấy ngành giáo dục vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả. Vậy đổi mới giáo dục nên được bắt đầu từ đâu, và trong sự “hỗn loạn” của những cải cách giáo dục, điều gì nên được xem là ngọn Hải đăng để dẫn dắt người làm giáo dục nói chung cũng như mỗi người học nói riêng.

Thông qua những góc nhìn sâu sắc của khách mời, cuộc đối thoại “Đổi mới giáo dục bắt đầu từ đâu?” giúp chúng ta làm rõ bản chất của những vấn đề, vấn nạn đang diễn ra trong học đường để từ đó mỗi người thêm suy ngẫm về những câu trả lời cho những câu hỏi lớn của nền giáo dục nói chung và “sự học” của mỗi người nói riêng, đó là:

  • Đối mới giáo dục nên được bắt đầu từ việc làm rõ mục đích của giáo dục là gì?
  • Sản phẩm của giáo dục là con người khai minh thay vì con người công cụ.
  • Cuộc đổi mới giáo dục là nhiệm vụ không phải chỉ riêng Bộ giáo dục mà đó là nhiệm vụ chung của cả 5 chủ thể: Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình và người học. Trong đó mỗi người đều có phần việc của mình trong công cuộc đổi mới đó, người học đóng vai trò trung tâm và cuộc cách mạng sự học có thể bắt đầu ngay từ bây giờ chính từ chủ thể này.
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Lê Trọng Nam
Trần Lê Thiên Ân
Huỳnh Ngọc Nhật Vy
Nguyễn Thị Tường Vi
Phan Anh Tuấn