Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, để hiểu rõ hơn về cách thiền, chúng ta phải tìm hiểu thiền là gì, nguồn gốc và truyền thống của thiền. 

Vậy thiền là gì? Thiền có nghĩa là quán chiếu về một đối tượng. Tức là lấy sự vật nào đó làm đối tượng, và nhìn vào nó.
Thứ hai là đến, tiếp xúc, nhận xét rất gần đối tượng đó, và đối tượng đó thuộc về thế giới hiện tượng. Thứ ba là loại trừ. Trong thiền tập, chúng ta có chủ tâm loại trừ những chất liệu, những yếu tố nó làm cho con người khổ đau, đen tối, mờ ám, bất an.
Nghĩa thứ tư, trong thiền tập tâm ý của chúng ta được định lại trên một đối tượng. Nhờ định lực đó mà chúng ta có sức mạnh, và với sức mạnh đó chúng ta đốt cháy được những phiền não.


Chánh Niệm là trái tim của thiền Phật giáo vì thế mà việc thập thiền không thể thiếu việc luyện tập chánh niệm, phải luyện tập ‘Chỉ’ và ‘Quán’, bởi vì tâm con người luôn động, cần phải lắng xuống mới có thể nhìn sâu vào mọi việc. 

Ngoài ra thiền sư còn nói về những pháp môn không thuộc nguyên thủy, qua mọi thời được thêm vào để linh động với xã hội, và cách mà thiền đi vào Việt Nam qua kinh An Ban Thủ Ý và những sáng tạo do các vị tổ sư thêm vào để giúp thực tập việc duy trì thiền định. Cuối cùng, cách mà đạo phật cũng như thiền du nhập vào thế giới Tây phương và các hoằng hóa phật pháp ở Tây âu. 

Bài thuyết giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị lãnh đạo tôn giáo có sức ảnh hưởng toàn cầu, giúp chúng ta tìm hiểu quan niệm về thiền, nguồn gốc và các dị bản để có những khái niệm thiền ngày nay. Từ đó chúng ta có thể thực hành thiền sao cho phù hợp và tốt nhất.

Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Đinh Hải Đăng 
Trương Nguyễn Nhật Hoàng 
Trần Thị Thảo Phương 
Lê Chiêu Trung 
Đặng Phương Uyên 
Trần Thị Hồng Xuyến 

Với sự hỗ trợ từ Cộng tác viên: Nguyễn Thị Bích Thùy